Chúng ta thường hay nghe đến các thuật ngữ “thương tích 11”, “thương tích trên 11” hay “đánh người gây thương tích 11”,… Nhưng lại không hiểu 11 ở đây ám chỉ điều gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về con số 11 này cùng các kiến thức bổ ích về đánh người gây thương tích (ĐNGTT) nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Định nghĩa về hành vi đánh người gây thương tích tỷ lệ 11%
Đánh người dây thương tích là hành vi nguy hiểm gây tổn hại đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người khác. Pháp luật Việt Nam có những điều khoản quy định rõ ràng trách nhiệm của những người vi phạm hành vi không tốt này.
Đánh người dây thương tích 11 được hiểu là hành vi xâm phạm thân thể người khác, gây ra thương tích có tỷ lệ 11%. Con số này được thiết lập để tạo căn cứ xử lý người phạm tội cố ý gây tổn hại thân thể của người khác.
Thông thường, với mức phạm tội Đánh người dây thương tích có tỷ lệ dưới 11% thì sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính. Tuy nhiên, tại một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Bộ luật Hình sự thì hành vi cố ý gây thương tích dưới 11% vẫn có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự như bình thường.
Các quy định xử phạt áp dụng cho trường hợp đánh người gây thương tích tỷ lệ dưới 11%
Khi đánh người gây thương tích, bạn sẽ phải chịu những án phạt theo quy định của nhà nước trong một số trường hợp theo quy định. Cụ thể hơn theo điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, có sửa đổi, bổ sung năm 2017 là những căn cứ pháp luật xác định các khung xử phạt cho trường hợp đánh người dây thương tích tỷ lệ dưới 11% và dưới 11%. Theo đó, có hai khung xử phạt áp dụng cho trường hợp đánh người dây thương tích dưới 11%, gồm: xử phạt hành chính và xử phạt hình sự. Cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính với người gây thương tích dưới 11%
Việc gây thương tích dưới 11% vẫn sẽ bị xử phạt theo bộ luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra. Cụ thể khi xử phạt hành chính với người gây thương tích dưới 11% được quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm sức khỏe người khác. Theo đó, đánh người gây thương tích tỷ lệ dưới 11% đơn thuần, không thuộc các trường hợp đặc biệt thì sẽ bị phạt hành chính. Mức phạt hành chính áp dụng với hành vi này là từ hai đến ba triệu đồng. Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính thì người phạm tội đánh người gây thương tình còn có thể bị tịch thu hung khí, phương tiện có liên quan.
Xử phạt hình sự với người gây thương tích dưới 11%
Nhiều người hiểu nhầm rằng nếu đánh người gây thương tích ở tỷ lệ dưới 11% thì sẽ chỉ bị phạt hành chính thôi chứ không phải đi tù. Tuy nhiên, cách hiểu này là hoàn toàn không chính xác. Dù tỷ lệ gây thương tích có dưới 11% đi nữa nhưng nếu hành vi đó vẫn thuộc một trong các điểm được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, có sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như bình thường.
Theo đó, nếu đánh người gây thương tích thuộc một trong các điểm sau đây, người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ một đến 3 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm. Do đó, bạn nên chú ý không nên cố ý hoặc trong quá trình không kiềm chế được bản thân bạn nên bình tĩnh lại để tránh vào những sai phạm dưới đây. Cụ thể hơn là các điểm như sau:
- Điểm a: Hành vi có sử dụng các loại vật liệu gây cháy nổ, hung khí nguy hiểm với thủ đoạn tinh vi gây an nguy cho sức khỏe và tính mạng nhiều người;
- Điểm b: Hành vi sử dụng các hóa chất nguy hiểm như axit,…;
- Điểm c: Hành vi gây thương tích mà đối tượng bị hại là người dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Điểm d: Hành vi gây thương tích mà đối tượng bị hại là người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…), người dạy dỗ mình, người chữa bệnh cho mình;
- Điểm đ: Hành vi có tổ chức;
- Điểm e: Hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ;
- Điểm g: Hành vi gây thương tích mà đối tượng gây thương tích đang có tiền án, tiền sự về tội có liên quan;
- Điểm h: Hành vi gây thương tích cho người khác do được thuê làm hoặc được thuê làm để gây thương tích cho người khác;
- Điểm i: Hành vi có tính chất côn đồ, hung hãn;
- Điểm k: hành vi gây thương tích mà đối tượng bị hại là người đang thi hành công vụ;
Các điểm được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, có sửa đổi, bổ sung năm 2017 được trình bày rất rõ ràng. Đây là dấu hiệu để các cơ quan có thẩm quyền xác định mức phạm tội của hành vi ĐNGTT. Từ đó, đưa ra được mức phạt hình sự phù hợp với người phạm tội.
Đánh người gây thương tích không chỉ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về quy định bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích tỷ lệ 11% tại địa chỉ Website: https://yukisecurity24.vn/